10 August 2012

Cái Giá Của Biện Pháp Thắt Lưng Buộc Bụng: Âu Châu Đem Con Bỏ Chợ

Austerity's Cost: Abandoned Children in Europe
By Holly Ellyatt | CNBC – 8 hours ago
 
Cái Giá Của Biện Pháp Thắt Lưng Buộc Bụng: Âu Châu Đem Con Bỏ Chợ

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế của khu vực Âu Châu trầm trọng thêm cùng với biện pháp thắt lưng buộc bụng đã đưa tới hậu quả là, theo các cơ sở từ thiện địa phương, số lượng trẻ em và trẻ sơ sinh bị cha mẹ bỏ rơi gia tăng khắp Âu Châu.
 (Một cái giỏ để bỏ rơi trẻ em tại Hamburg, Đức)

Sự gia tăng số lượng trẻ em bị bỏ rơi khắp Âu Châu có thể nhìn thấy qua số lượng số lượng cái giỏ "baby hatches" hay hộp "box" nằm khắp nơi - mà các bậc cha mẹ không nuôi nổi con cái đã bỏ con vào đó rồi lén lút bỏ đi.

Hiện tượng này trước đây phổ biến trong thành phần di dân, nhưng nay lại lan rộng trong thành phần người bản xứ gặp khó khăn về tài chánh.

Hatche là một cái giỏ mà sensor sẽ hoạt động khi người ta bỏ em bé vào đó, hệ thống báo động sẽ vang lên để người ta tới nhặt em bé đi. Cho dù biện pháp này đã bị dư luận coi như vi phạm Hiệp Định Nhân Quyền của Âu Châu năm 1953 bao gồm 27 thành viên, nhưng 11 quốc gia vẫn  cho phép xử dụng biện pháp đem con bỏ chợ này "baby hatches" in operation, trong đó có Đức, Ý và Bồ Đào Nha.

Tại những quốc gia mà đặt con vào giỏ rồi đem bỏ chợ coi như phạm pháp thì số lượng trẻ em bỏ rơi tại bệnh viện, phòng khám bệnh và nhà thờ cũng gia tăng và tạo lo ngại cho các tổ chức từ thiện Âu Châu, Liên Hiệp Quốc và Ủy Hội Âu Châu là…những biện pháp thắt lưng buộc bụng và gia tăng cắt giảm chi phí xã hội đã là vật xúc tác cho việc bỏ rơi con cái.

Theo SOS Villages - một tổ chức từ thiện Âu Châu đang nỗ lực giúp các gia đình gặp khó khăn về tài chánh để không bỏ rơi con cái, thì nội năm ngoái thôi đã có 1200 trẻ em bị bỏ rơi tại Hy Lạp và 750 tại Ý, tức gấp đôi số lượng 400 tại Ý năm trước đó và từ 114 trẻ em tại Hy Lạp năm 2003.

Với chi phí nuôi nấng con cái gia tăng, ước lượng khoảng từ 20% -30% ngân sách gia đình cho một đứa con tại Âu Châu khiến nhiều gia đình gặp khó khăn về tài chánh.

Cơ quan SOS Villages báo cáo rằng tỉ lệ nhận con nuôi tại Hy Lạp và Ý gia tăng 20% trong hai năm qua- một sự gia tăng mạnh mẽ do hậu quả của kinh tế suy thoái.

George Protopapas- Giám Đốc Quốc Gia về thiện nguyện của phân bộ Hy Lạp nói rằng các bậc cha mẹ đang tối tăm mặt mũi để giữ mái nhà che mưa nắng và giờ thì chỉ còn cung cấp nổi cho con cái quần áo và miếng ăn mà thôi. Ô. Protopapas kể ra trường hợp của một em bé 4 tuổi bị mẹ bỏ rơi ở một nơi giữ trẻ với dòng chữ: "Tôi sẽ không tới đón Anna ngày hôm nay vì tôi không còn khả năng nuôi nó. Xin làm ơn chăm sóc cháu cẩn thận. Thành thật xin lỗi." Cũng theo Ô. Protopapas, cơ quan thiện nguyện không rõ con số chính xác trẻ mồ côi vì kinh tế là bao nhiêu nhưng trong những năm tới sẽ có nhiều trường hợp như thế này, ông nói "Năm ngoái cơ quan SOS Greece ghi nhận số đơn xin trợ cấp đủ loại gia tăng 150% với lý do khó khăn tài chánh và 87% người nộp đơn là Hy Lạp." Số liệu từ cơ quan thống kê Hellenic cho thấy 27.7% người dân Hy Lạp đang lâm cảnh khốn khó. Ô. Protopapas nói thêm "Giờ đây hầu hết trường bỏ rơi con cái thuộc tầng lớp nghèo khó. Còn tầng lớp trung lưu cũng đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng và họ sẽ là nạn nhân trong hai năm tới. Họ rất cần trợ cấp để sinh tồn." Bạn đồng nghiệp của Protopapas là Stergios Sifnios- Giám Đốc Xã Hội tại SOS Villages đã nói với đài truyền hình CNBC rằng trong 30 năm làm việc cho cơ quan thiện nguyện ông chưa thấy cuộc khủng hoảng xã hội nào tương tự như vậy từ đó khiến ông nghĩ rằng tình thế sẽ còn thê thảm hơn nữa , Ô. nói " Chúng tôi thật sự lo sợ trong tương lai chúng ta sẽ thấy một con số lớn gia đình không sao nuôi nổi con cái vì những khó khăn như thế này. Chúng ta phải chuẩn bị cho tình huống đó và chính quyền cần phải tiếp tục tài trợ cho những cơ quan phục vụ phúc lợi xã hội. Chính quyền cần ngưng giảm thiểu các dịch vụ trợ cấp xã hội do những biện pháp thắt lưng buộc bụng."

Theo báo cáo của EC, 116 triệu người và 20.5 % trẻ em đang có nguy cơ nghèo đói tại Âu Châu vào năm 2012. Hãng CNBC đã liên lạc với văn phòng Ủy Hội Đặc Trách Xã Hội là nơi hoạch định chính sách nhưng không có ai trả lời. Một chương trình do EU tài trợ gọi là Daphme được giao trọng trách lượng giá những trẻ em nào có thể gặp nguy cơ nhiều nhất và phúc trình cho thấy sự bất ổn kinh tế của gia đình là yếu tố chính làm gia tăng số trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi. " Rất nhiều yếu tố đóng góp vào việc trẻ em phải lìa bỏ gia đình. Cuộc khảo cứu cho thấy những yếu tố chính là những điều kiện sinh sồng hằng ngày chẳng hạn như sự nghèo khó, cha mẹ thất nghiệp, không có lợi tức hoặc lợi tức thấp, thiếu thốn vật chất và điều kiện sinh sống thấp."

            Theo Giáo Sư Kevin Browne của Institute of Work, Health & Organizations tại  Nottingham University và cũng là một trong tác giả của bản báo cáo Daphme thì khi kinh tế tồi tệ thì nhân quyền của trẻ em ở Âu Châu lâm nguy, " Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thành phần có nguy cơ bị bỏ rơi nhiều nhất trong số trẻ em bị bỏ rơi ở Âu Châu, nhất là với tình hình kinh tế như thế này." Ông nói thêm "Điều 7 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Hạn Của Trẻ Em quy định rằng trẻ em có quyền được biết ai là cha mẹ nó và được chăm sóc bởi cha mẹ nó. Khi trẻ em bị bỏ rơi thì quyền này bị xâm phạm".


Bản dịch của Đào Văn Bình

No comments:

Post a Comment